- Sơ kết đợt 1 (đến hết tháng 12/2023):
Khảo sát Thương hiệu Quốc gia Việt Nam và căn tính Việt do Quỹ Hòa bình và Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh khởi xướng và thực hiện, kết hợp cùng công ty nghiên cứu thị trường GCOMM (định lượng) với sự tài trợ của công ty C+P Consulting Asia và đối tác truyền thông: Vietsuccess và Redbridge.
Khảo sát triển khai song song cả khảo sát định lượng (quy mô 500 mẫu) và định tính với sự tham gia của các chuyên gia đa dạng các thành phần trong xã hội.
- Về phần định tính:
- Ban Dự án đã tổ chức 9 focus group discussion/thảo luận nhóm và phỏng vấn trực tiếp ở cả Tp.HCM và Hà Nội: nhóm hỗn hợp, nhóm Việt Kiều, nhóm người trẻ, nhóm người nước ngoài,…
- Khảo sát đã tiếp cận, thảo luận và phỏng vấn sâu với gần 80 nhân vật ở các lứa tuổi, thành phần khác nhau trong và ngoài nước. (xem danh sách đính kèm)
- Sơ bộ đã ghi nhận được những góc nhìn, nhận xét, nhận định phong phú, nhiều ý nghĩa và sự hưởng ứng khá nồng hậu đối với cuộc khảo sát.
- Về phần định lượng:
- Mặc dù với độ dài và tính chất đặc thù, song Khảo sát đã thu hút được hơn 460 người tham gia trả lời, đặc biệt là khu vực Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
- Có khoảng 110 người là đối tượng người nước ngoài và người Việt ở nước ngoài.
- Khảo sát bước đầu đã có sự trao đổi nhất định về chủ đề này trên các phương tiện truyền thông: youtube, facebook, tiktok Vietsuccess và trang mạng xã hội cá nhân của một số cá nhân có tham gia.
- Về phần định tính:
- Triển khai đợt 2 (Từ tháng 01/24 – 05/24):
- Ngày 29/12/2023 đã hình thành Nhóm biên soạn Báo cáo về cuộc khảo sát:
- Trưởng nhóm: TS. Trần Bá Linh, Giảng viên Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
- Thành viên nhóm:
- NCS. TS Lê Ngọc Thảo Nguyên, Đại học Nottingham, Anh Quốc (chuyên ngành về Ngoại giao công chúng/ Public Diplomacy)
- NCS. TS Phan Thu Hiền, Đại học University of New South Wales
(chuyên ngành Domestic politics of Southeast Asia)
- Trong quá trình xúc tiến Nhóm Biên soạn sẽ nhận được sự giám sát và góp ý của Nhóm Cố vấn và Ban Dự án của HPDF. Nhóm Cố vấn có thêm thành viên mới: TS. Lâm Vũ (chuyên ngành về Ngoại giao công chúng)
- Tìm hiểu sự hưởng ứng trên mạng xã hội đối với việc định hướng cho Thương hiệu quốc gia Việt Nam nên đề cao ba giá trị nào?
- Tổ chức buổi workshop để thông qua các kết quả sơ bộ, lấy ý kiến cố vấn và một số nhân vật tiếp cận trong khảo sát định tính.
- Chỉnh sửa và công bố báo cáo tại Diễn đàn.
- GS. Furuta Mooto, Hiệu trưởng Đại học Việt – Nhật đã nhận lời làm diễn giả về đề tài THQGVN & Căn tính Việt.