speaker

TS. Đặng Kim Sơn

Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách Nông nghiệp

TS. Đặng Kim Sơn tốt nghiệp Kỹ sư Nông nghiệp từ Đại học Nông nghiệp Hà Nội năm 1976 và tiếp tục đạt học vị Tiến sĩ Nông học từ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam năm 1992. Sau đó, ông hoàn thành chương trình Thạc sĩ Kinh tế Phát triển tại Đại học Stanford năm 1996.

Với vai trò là tác giả, ông đã xuất bản 14 quyển sách từ năm 1987 đến 2024 và nhiều bài báo trên các tạp chí chuyên ngành, góp phần lan tỏa kiến thức và nghiên cứu về nông nghiệp và kinh tế phát triển.

Trong sự nghiệp hành chính, ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng:

  • Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đến năm 2000
  • Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Bộ NN&PTNT đến năm 2015
  • Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thể chế và Thị trường Nông nghiệp đến năm 2022
  • Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ Cao từ năm 2024.

 

Ông cũng tham gia nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế:

  • Thành viên nhóm chuyên gia lương thực Diễn đàn Kinh tế Thế giới, tham gia Diễn đàn Davos tại Thụy Sỹ từ năm 2010 đến 2015.
  • Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng giai đoạn 2008 – 2016.
  • Thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2011 đến 2020.
  • Thành viên Diễn đàn Chính sách Nông nghiệp Châu Á Thái Bình Dương (APAP) từ năm 2002 đến 2022.

 

Ngoài ra, ông còn là chuyên gia cao cấp giúp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào định hướng chiến lược Nông nghiệp năm 2013 và là chuyên gia soạn thảo kế hoạch “Tái cấu trúc ngành nông nghiệp Việt Nam” từ năm 2017-2020 cho Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2016. Ông cũng tham gia mạng lưới nghiên cứu chính sách nông nghiệp Mê Kông (Lào, Campuchia, Việt Nam, Myanmar) IFARD từ năm 2017 đến 2024.

 

Giáo sư Võ Tòng Xuân

GS Võ Tòng Xuân là Giáo sư về Nông học, chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu lúa gạo, là nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, Hiệu trưởng Trường ĐH An Giang… và được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và Nhà giáo nhân dân. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, giáo trình, sách, tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không những trong nước mà còn cho quốc tế. Đặc biệt những năm 1980 – 1985, ông đưa ra giống IR36, MTL30 phổ biến nhất ở các tỉnh miền Tây. Không chỉ nổi tiếng trong nước, các công trình nghiên cứu của ông còn mang lại nhiều lợi ích cho các nước nghèo ở châu Phi.

Nguyễn Thục Quyên

Giáo sư

GS. Nguyễn Thục Quyên, Giáo sư Khoa Hóa & Hóa sinh tại Đại học California, Santa Barbara (UCSB), Đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture. Bà chính thức giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học California, Santa Barbara (UCSB) từ hè năm 2004. Trong sự nghiệp khoa học, Giáo sư Nguyễn Thục Quyên đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá, bao gồm Giải thưởng Nghiên cứu viên Đổi mới và Năng lực Cạnh tranh Hoa Kỳ của Quỹ Khoa học Quốc gia (2010), Giải thưởng Nghiên cứu Cao cấp Alexander von Humboldt (2015), và Nghiên cứu viên của Hiệp hội Hóa học Hoàng gia (2016), và nhiều giải thưởng danh gia khác.

Giáo sư Quyên đã được bình chọn là Top Trí tuệ Khoa học có Ảnh hưởng nhất Thế giới trong các năm 2015, 2016, 2017 và 2018. Bà cũng nằm trong danh sách Top 1% Nhà nghiên cứu Khoa học Vật liệu được Trích dẫn Nhiều nhất thế giới theo Thomson Reuters và Clarivate Analytics.

Nguyễn Thục Quyên

Giáo sư

GS. Nguyễn Thục Quyên, Giáo sư Khoa Hóa & Hóa sinh tại Đại học California, Santa Barbara (UCSB), Đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture. Bà chính thức giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học California, Santa Barbara (UCSB) từ hè năm 2004. Trong sự nghiệp khoa học, Giáo sư Nguyễn Thục Quyên đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá, bao gồm Giải thưởng Nghiên cứu viên Đổi mới và Năng lực Cạnh tranh Hoa Kỳ của Quỹ Khoa học Quốc gia (2010), Giải thưởng Nghiên cứu Cao cấp Alexander von Humboldt (2015), và Nghiên cứu viên của Hiệp hội Hóa học Hoàng gia (2016), và nhiều giải thưởng danh gia khác.

Giáo sư Quyên đã được bình chọn là Top Trí tuệ Khoa học có Ảnh hưởng nhất Thế giới trong các năm 2015, 2016, 2017 và 2018. Bà cũng nằm trong danh sách Top 1% Nhà nghiên cứu Khoa học Vật liệu được Trích dẫn Nhiều nhất thế giới theo Thomson Reuters và Clarivate Analytics.

Thông Nguyễn

Đồng sáng lập &
CEO Dentsu Redder Việt Nam

Với kinh nghiệm dày dặn suốt 10 năm ở mảng agency trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sự kiện, kích hoạt, thiết kế, sáng tạo và digital, cùng 2 năm điều hành doanh nghiệp thương hiệu sữa địa phương thực sự làm phong phú và tăng thêm giá trị cho lợi thế cũng như chuyên môn phục vụ khách hàng của anh trong các mảng tư vấn và hợp tác để giải quyết các vấn đề kinh doanh và thương hiệu cũng như giải quyết các cơ hội tăng trưởng.

Tôn Nữ Thị Ninh

Chủ tịch Quỹ HPDF
- Trưởng Ban Chỉ đạo

Bà Tôn Nữ Thị Ninh hiện là Chủ tịch HPDF. Hiện nay, bà tham gia vào lĩnh vực văn hóa xã hội, góp phần cho sự phát triển bền vững của Việt Nam, phát huy quyền năng của phụ nữ và thanh niên, và xây dựng thương hiệu quốc gia và hội nhập quốc tế hiệu quả hơn của Việt Nam. Qua những hoạt động giao lưu với công chúng, đặc biệt là phụ nữ, giới trẻ và giới truyền thông, bà được biết đến là một trong những nhân vật của công chúng có tiếng nói ý nghĩa tại Việt Nam.

Lê Quốc Vinh

Chủ tịch Le Bros

Ông Lê Quốc Vinh hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Tập đoàn Truyền thông Lê (Le Group of Companies) với 4 công ty thành viên gồm: Công ty Le Media, Công ty Le Bros, Công ty Le Digital và Công ty Creativa. Các công ty thành viên này đều là những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực xuất bản, báo chí, truyền thông, marketing, quan hệ công chúng và tổ chức sự kiện. Ông có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực báo chí và là một chuyên gia Marketing và truyền thông.

Võ Tòng Xuân

Giáo sư

GS Võ Tòng Xuân là Giáo sư về Nông học, chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu lúa gạo, là nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, Hiệu trưởng Trường ĐH An Giang… và được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và Nhà giáo nhân dân. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, giáo trình, sách, tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không những trong nước mà còn cho quốc tế. Đặc biệt những năm 1980 – 1985, ông đưa ra giống IR36, MTL30 phổ biến nhất ở các tỉnh miền Tây. Không chỉ nổi tiếng trong nước, các công trình nghiên cứu của ông còn mang lại nhiều lợi ích cho các nước nghèo ở châu Phi.