speaker

dương trung quốc

Nhà sử học, Tổng thư ký hội nghiên cứu lịch sử Việt Nam

Ông nghiệp gắn bó lâu dài với Viện Sử học Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam từ năm 1969 đến khi nghỉ hưu vào năm 2007. Trong suốt thời gian công tác tại Viện Sử học Việt Nam, ông đã đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng, trong đó có chức vụ Phó Viện trưởng nhiệm kỳ 1988-1993.

Bên cạnh công việc tại Viện Sử học, ông còn tích cực tham gia các hoạt động nghề nghiệp và xã hội. Ông là Tổng thư ký (từ năm 1988) và Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam từ năm 2002 đến nay. Ngoài ra, ông còn là Tổng biên tập Tạp chí “Xưa&Nay” của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam từ năm 1994 đến nay. Ông cũng là Ủy viên Hội đồng Di sản Quốc gia trong nhiều nhiệm kỳ và từng là thành viên của Hội đồng Giáo dục và Nguồn nhân lực Quốc gia trong một nhiệm kỳ.

Trong lĩnh vực chính trị và xã hội, ông đã đóng góp nhiều cho đất nước khi đảm nhiệm vai trò Đại biểu Quốc hội của tỉnh Đồng Nai. Ông là Ủy viên Ủy ban Giáo dục Văn hóa, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trong các nhiệm kỳ XI, XII, XIII, XIV từ năm 2002 đến 2022. Ngoài ra, ông còn tham gia Ban chấp hành nhiều hội như Hội Nhà Báo Việt Nam, Hội Di sản Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt-Mỹ, Hội Hữu nghị Việt-Trung, và từng là Chủ tịch Hiệp hội UNESCO TP Hà Nội.

 

Giáo sư Võ Tòng Xuân

GS Võ Tòng Xuân là Giáo sư về Nông học, chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu lúa gạo, là nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, Hiệu trưởng Trường ĐH An Giang… và được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và Nhà giáo nhân dân. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, giáo trình, sách, tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không những trong nước mà còn cho quốc tế. Đặc biệt những năm 1980 – 1985, ông đưa ra giống IR36, MTL30 phổ biến nhất ở các tỉnh miền Tây. Không chỉ nổi tiếng trong nước, các công trình nghiên cứu của ông còn mang lại nhiều lợi ích cho các nước nghèo ở châu Phi.

Nguyễn Thục Quyên

Giáo sư

GS. Nguyễn Thục Quyên, Giáo sư Khoa Hóa & Hóa sinh tại Đại học California, Santa Barbara (UCSB), Đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture. Bà chính thức giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học California, Santa Barbara (UCSB) từ hè năm 2004. Trong sự nghiệp khoa học, Giáo sư Nguyễn Thục Quyên đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá, bao gồm Giải thưởng Nghiên cứu viên Đổi mới và Năng lực Cạnh tranh Hoa Kỳ của Quỹ Khoa học Quốc gia (2010), Giải thưởng Nghiên cứu Cao cấp Alexander von Humboldt (2015), và Nghiên cứu viên của Hiệp hội Hóa học Hoàng gia (2016), và nhiều giải thưởng danh gia khác.

Giáo sư Quyên đã được bình chọn là Top Trí tuệ Khoa học có Ảnh hưởng nhất Thế giới trong các năm 2015, 2016, 2017 và 2018. Bà cũng nằm trong danh sách Top 1% Nhà nghiên cứu Khoa học Vật liệu được Trích dẫn Nhiều nhất thế giới theo Thomson Reuters và Clarivate Analytics.

Nguyễn Thục Quyên

Giáo sư

GS. Nguyễn Thục Quyên, Giáo sư Khoa Hóa & Hóa sinh tại Đại học California, Santa Barbara (UCSB), Đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture. Bà chính thức giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học California, Santa Barbara (UCSB) từ hè năm 2004. Trong sự nghiệp khoa học, Giáo sư Nguyễn Thục Quyên đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá, bao gồm Giải thưởng Nghiên cứu viên Đổi mới và Năng lực Cạnh tranh Hoa Kỳ của Quỹ Khoa học Quốc gia (2010), Giải thưởng Nghiên cứu Cao cấp Alexander von Humboldt (2015), và Nghiên cứu viên của Hiệp hội Hóa học Hoàng gia (2016), và nhiều giải thưởng danh gia khác.

Giáo sư Quyên đã được bình chọn là Top Trí tuệ Khoa học có Ảnh hưởng nhất Thế giới trong các năm 2015, 2016, 2017 và 2018. Bà cũng nằm trong danh sách Top 1% Nhà nghiên cứu Khoa học Vật liệu được Trích dẫn Nhiều nhất thế giới theo Thomson Reuters và Clarivate Analytics.

Thông Nguyễn

Đồng sáng lập &
CEO Dentsu Redder Việt Nam

Với kinh nghiệm dày dặn suốt 10 năm ở mảng agency trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sự kiện, kích hoạt, thiết kế, sáng tạo và digital, cùng 2 năm điều hành doanh nghiệp thương hiệu sữa địa phương thực sự làm phong phú và tăng thêm giá trị cho lợi thế cũng như chuyên môn phục vụ khách hàng của anh trong các mảng tư vấn và hợp tác để giải quyết các vấn đề kinh doanh và thương hiệu cũng như giải quyết các cơ hội tăng trưởng.

Tôn Nữ Thị Ninh

Chủ tịch Quỹ HPDF
- Trưởng Ban Chỉ đạo

Bà Tôn Nữ Thị Ninh hiện là Chủ tịch HPDF. Hiện nay, bà tham gia vào lĩnh vực văn hóa xã hội, góp phần cho sự phát triển bền vững của Việt Nam, phát huy quyền năng của phụ nữ và thanh niên, và xây dựng thương hiệu quốc gia và hội nhập quốc tế hiệu quả hơn của Việt Nam. Qua những hoạt động giao lưu với công chúng, đặc biệt là phụ nữ, giới trẻ và giới truyền thông, bà được biết đến là một trong những nhân vật của công chúng có tiếng nói ý nghĩa tại Việt Nam.

Lê Quốc Vinh

Chủ tịch Le Bros

Ông Lê Quốc Vinh hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Tập đoàn Truyền thông Lê (Le Group of Companies) với 4 công ty thành viên gồm: Công ty Le Media, Công ty Le Bros, Công ty Le Digital và Công ty Creativa. Các công ty thành viên này đều là những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực xuất bản, báo chí, truyền thông, marketing, quan hệ công chúng và tổ chức sự kiện. Ông có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực báo chí và là một chuyên gia Marketing và truyền thông.

Võ Tòng Xuân

Giáo sư

GS Võ Tòng Xuân là Giáo sư về Nông học, chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu lúa gạo, là nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, Hiệu trưởng Trường ĐH An Giang… và được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và Nhà giáo nhân dân. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, giáo trình, sách, tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không những trong nước mà còn cho quốc tế. Đặc biệt những năm 1980 – 1985, ông đưa ra giống IR36, MTL30 phổ biến nhất ở các tỉnh miền Tây. Không chỉ nổi tiếng trong nước, các công trình nghiên cứu của ông còn mang lại nhiều lợi ích cho các nước nghèo ở châu Phi.